VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


mọi thắc mắc liên hệ yh : huhuloveuu hoặc mail: hybl080609@gmail.com
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Nguyễn Trãi (1380-1442)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
nguoitot_chongiacmongdep
Admin
Admin
nguoitot_chongiacmongdep

Tổng số bài gửi : 66
Join date : 02/12/2011
Age : 32
Đến từ : Nam Thái - Nam Trực - Nam Định

Nguyễn Trãi (1380-1442) Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyễn Trãi (1380-1442)   Nguyễn Trãi (1380-1442) I_icon_minitimeFri Dec 02, 2011 2:45 am

I – Tác gia Nguyễn Trãi

1- Cuộc đời

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai quê ở chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời về xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây ( nay là Hà Nội ). Cha ông là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con của Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời nhà Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi ông ngoại qua đời, ông về Nhị Khê, nơi cha ông đang dạy học. năm hai mươi tuổi, ông đỗ tiến sĩ, hai cha con ông cùng ra làm quan dưới triều đình nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, cha ông bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trai và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau khi được thả ra, ông tìm đến nghĩa quân nghĩa quân của Lê Lợi đứng lên chống lại nhà Minh. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Đầu năm 1428, sau khi quét sạch quân thù, ông hăm hở tham gia bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó ông được tha nhưng không còn được tin dùng như trước nữa. ông buồn, xin về Côn Sơn ở ẩn. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì sảy ra vụ nhà vua chêt đột ngột ở trại vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đôi với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình đã vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội giết cả ba họ năm 1442.
Nỗi oan tày trời đó hơn hai mươi năm sau , năm 1464, Lê Thánh tông mới giải tỏa rồi cho sưu tầm lạ thơ văn ông và tìm người con trai còn sống sót cho làm quan.
Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản sau:
+ Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ.
+ Nguyễn Trãi cũng là một người phải chịu những nỗi oan thảm khốc nhất trong lịch sử nước ta do xã hội cũ gây nên.


2- Tư tưởng yêu nước thương dân
Tư tưởng yêu nước thương dân là tư tưởng cốt lõi, quán xuyến suốt cuộc đời hành động cũng như sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi. Ở Nguyễn Trãi, yêu nước thương dân luôn đi đôi mật thiết, gắn bó hữu cơ với nhau. Có thể nói, Nguyễn Trãi là người đã có công hiến phát huy tư tưởng yêu nước truyền thống đến đỉnh cao nhất ở thế kỉ XV. Với Nguyễn Trãi, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời phong kiến được xác lập hoàn chỉnh và có những cống hiến đáng kể vào sự nghiệp yêu nước và giữ nước của dân tộc, phù hợp với thời đại.
Những điểm đóng góp của Nguyễn Trãi có thể kể như sau:
+ Quan niệm về nước: Tới thời Nguyễn Trãi thì quan niệm về nước với thực sự đầy đủ. Trong đoạn đầu của bài “ Bình ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ quan niệm về một quốc gia độc lập bao gồm: lãnh thổ, chủ quyền, truyền thống lịch sử - văn hóa riêng biệt và những con người đã tạo lên truyền thống đó. Cách nhìn nhận này khá gần với hiện đại, mang nhiều nét tiến bộ, đưa đến những suy nghĩ đúng đắn, đày đủ hơn về trách nhiệm với đât nước. Bảo vệ truyền thông văn hóa, bảo vệ lãnh thổ, vua, mà là còn bảo vệ truyền thống văn hóa, bảo vệ số đồn con người đã làm ra những giá trị tinh thần ấy.
+ Về quan hệ nước và dân: Nguyễ Trãi gắn liền dân với nước. yêu nước phải đi đôi với thương dân. Cứu nước trước hết là đẻ cứu dân thoái khỏi ách áp bức của ngoại bang. “trừ bạo, yên dân” là ngon cờ giương cao trong kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, đòng thời cũng là đường lối chính trị mà Nguyễn Trãi theo đuổi trong suốt thời kì xây dựng đất nước. Theo quan niệm của ông thì: phải biết phát huy sức mạnh nhân dân, dựa vào dân mà đánh giặc giữ nước cũng như trong xây dựng đát nước và luôn lấy nguyện vọng của dân làm gốc.
+ Yêu nước gắn liền với tư tưởng hòa bình, nhân đạo: tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi không sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà gắn liền với tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hào bình. Yêu nước nhưng không hiếu chiến để mưu đồ lợi ích riêng cho dân tộc mình mà chiến đấu để đạt hòa bình, hạnh phúc cho cả dân tộc mình, đồng thời yên vui cho cả nhân dân nước đối phương. Tinh thần này được thể hiện trong chủ trương tha bổng cho hàng vạn quân giặc trở về nước để thể hiện tình hòa hiếu, mong muốn đoàn kết hai nước lại với nhau. Điều này được thể hiện trong Bình ngô đại cáo và Chí Linh sơn phú.
Có thể tóm lại, tư tưởng của Nguyễn Trãi chỉ có một điểm nhất quán là yêu nước thương dân. Xét về góc độ con người thi đó là nhân nghĩa, nhân đạo. Đặt trong hệ thống đạo đức phong kiến theo quan niệm Nho gia thì nó là “trung hiếu”. Sự thể hiện và vận dụng tuy có nhiều vẻ khác nhau nhưng thực chất chỉ là một.
3- Quan niệm về văn nghệ
Nguyễn Trãi là người hiểu biết về nhiều ngành văn nghệ. Về văn thơ, ông sành đủ lối. về nghệ thuật, ông không chỉ biết nhạc mà còn rành cả về họa.
Nguyễn Trãi không trực tiếp phát biểu ý kiến về văn nghệ nhưng từ văn thơ ông sang tác cũng như cuộc đời ông ta có thể rút ra một số quan niệm sau:
+ Văn nghệ không phải là một trò tiêu khiển, cũng không phải là một cách bộc lộ của người nghệ sĩ nhằm thỏa mãn cá nhân mình, mà văn nghệ nhằm mục đích rộng rãi, to lớn hơn là phục vụ cuộc sống, phục vụ nhiệm vụ chính trị của dân tộc. Nguyễn Trãi đã thể hiện quan niệm đó bằng cách phát huy cao độ trong “Quân trung từ mệnh tập” ( sử dụng văn thơ để viết thư chiêu hàng quân giặc). Ngoài ra, theo Nguyễn Trãi thì văn học có mục đích nhân sinh sâu sắc và hết sức quan trọng:
Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng
(Bảo kính cảnh giới, V)
+ Nguồn gốc của văn nghệ là cuộc sống. Người nghệ sĩ đi sâu vào thực tiễn của cuộc sống và góp phần làm cho cuộc sống ấy phải là cuộc sống yên lành, hạnh phúc thì người nghệ sĩ mới có tác phẩm xứng đáng với nhiệm vụ của mình và với cuộc sống.
+ Về tác dụng của văn nghệ: Nguyễn Trãi cho rằng không những văn nghệ đóng góp phần mình làm cho cuộc sống yên lành hạnh phúc mà còn làm cho tâm hồn của con người được rộng mở, phong phú, thanh cao hơn, làm cho con người biết sống đẹp.

II - Sự nghiệp thơ văn

Có thể nói, Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà thơ lớn, là vị anh hùng của dân tộc. Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều tác phẩm văn chương cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Các tác phẩm của Nguyễn Trãi viết về các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lí, pháp luật… Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi Viên.
1-Văn chính luận:
Văn chính luận của Nguyễn Trãi có một khối lượng khá lớn: Quân trung từ mệnh tập, bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới triều Lê… Trước thời của Nguyễn Trãi mới có văn chính luận chứ chưa có có nhà văn chính luận. trong lịch sử văn học, văn chính luận thời nào cũng có, người viết văn chính luận cũng không ít song là người mà đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường như Phạm Văn Đồng nói về Nguyễn Trãi thì thực là hiếm có. Nguyễn Trãi chính là nhà văn chính luận kiệt xuất đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc.
Văn chính luận của Nguyễn Trãi có những đặc điểm và tính chất nổi bật. Trước hết, đó chính là tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác của người dung văn chương phục vụ cho những mục đích chính trị xã hội
Văn chính luận của Nguyễn Trãi phản ánh một tinh thần dân tộc đã trưởng thành. Đó là một thành tựu lịch sử, một đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi vào lịch sử tư tưởng, lịch sử văn học dân tộc mà sau này các nhà thơ, nhà chính trị nước ta sử dụng.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
(Nguyễn Đình Chiểu)

Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của nước ta. Đóng góp của ông đối với sự phát triển của văn học dân tộc trong đó có thành tựu của văn chính luận là vô cùng to lớn và có ý nghĩa thời đại. Nguyễn Trãi là nhà văn đầu tiên có ý thức dùng văn chương là vũ khí chiến đấu có hiệu quả nhất cho cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Văn chính luận của Nguyễn Trãi có giá trị mẫu mực, cổ điển và là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận ở nước ta.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Quân trung từ mệnh tập: là tập sách đầu tiên gồm hơn 40 văn thư chiêu hàng do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi tới cho các tướng lĩnh nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1423 đến năm 1427.
Đây là tập văn vừa mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho kẻ địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt. Lập luận sắc bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí có tình. Tài hùng biện của Nguyễn Trãi quả thực hiếm thấy, đã góp phần làm cho giặc dao động và cầu hoà, đưa đến thắng lợi năm 1428. Sau này, Lê Quý Đôn đã nhận xét Nguyễn Trãi là người “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời”
Với lập luận sắc bén, lí lẽ mạnh mẽ như "sức mạnh hơn mười vạn binh" Nguyễn Trãi đã góp công lớn trong chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn.
Dưới đây là một đoạn trích về bức thư trả lời tướng giặc Vương Thông nhà Minh: Kể ra, người dùng binh giỏi thì lấy yếu địch mạnh, dùng ít đánh nhiều, biến nhỏ ra to, chuyển nguy thành an. Chỉ có mấy điều ấy thôi. Nay tôi xin tính hộ cho các ông nghe, các ông đang có 6 điều đáng thua. Trời, người đều không ưa, vận hưng thịnh sắp hết, đó là điều đáng thua thứ nhất. Ngồi trơ giữ thành lẻ, thế cùng, viện không sang là điều đáng thua thứ hai. Khí thế quân nhục kém, chống lệnh chẳng chịu theo, là điều đáng thua thứ ba. Hết đường kiếm củi, cỏ, lương ăn thiếu cạn kho, là điều đang thua thứ tư. Lũ mùa hạ cuốn tràn, lũy tường rào sụp đổ, là điều đáng thua thứ năm. Người Việt nhốt trong thành, khốn khổ chỉ muốn về, rồi ắt có nội biến, là điều đáng thua thứ sáu. Đẵ mắc vào sáu điều đáng thua ấy mà còn không tỉnh ngộ, người giỏi dùng binh đâu có như thế ?

+ Bình Ngô đại cáo: Được thảo ra vào ngày 15-4-1428, đây là bản tuyên ngôn độc lập do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ viết ra để tuyên bố cho nhân dân cả nước biết rằng nghĩa quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh đem lại độc lập cho dân tộc.
Được đánh giá là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
(sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà). Bình Ngô đại cáo là tác phẩm phản ánh vắn tắt lịch sử 10 năm chiến đấu oai hùng của nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta. Tác phẩm là bản tổng kết kinh nghiệm của cuộc đấu tranh chống giặc Minh và từ đó rút ra những bài học về đường lối đánh giặc cứu nước. Ngoài những nội dung trên, Bình Ngô đại cáo còn đề cập đến việc xác định chủ quyền, ranh giới lãnh thổ của nước ta:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
( Bình Ngô đại cáo)
Cũng trong tác phẩm, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh khi tới xâm lược nước ta: bắt dân ta nộp thuế khóa nặng, vơ vét sản vật, áp bức bóc lột dân ta…
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
( Bình Ngô đại cáo)
Nội dung tác phẩm khêu gợi lên lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc trong lòng mọi người mỗi khi đọc tác phẩm.
Có thể nói, Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn.

2- Thơ chữ Nôm

Quốc Âm thi tập: là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), thời lệnh môn (21 bài), hoa mộc môn (34 bài), cầm thú môn (7 bài).
Nội dung của tập thơ là viết về những gì rất gần gũi cuộc sống thôn dã. Đó là một cây chuối đang độ trẻ trung nguyên trinh, một cây xoan đầy hoa khoe sắc, một rừng cây luôn mở cửa đợi chim về, một ao sen chờ trăng lên in bóng, một áng chiều tà, một vầng trăng xao xuyến, một luồng gió thổi nơi rừng thông, một tiếng suối như cung đàn cầm…Từ con mèo, con chó, con ngựa đến ao rau muống, giậu mồng tơi, quả núc nác, củ ấu, lảnh mùng, khóm vầu, bụi tre… tất cả đều ùa vào thơ ông như chính sự sống vốn có. Những mảnh đời bất hạnh hay đạo vợ chồng, tình cha con, bằng hữu luôn ẩn chứa trong mỗi hình tượng thơ.
Thơ văn Nguyễn Trãi nói chung và “Quốc âm thi tập” nói riêng, bài nào cũng thắm đượm tinh thần dân tộc, mang hoài bão lớn của tấm lòng “tiên ưu, hậu lạc” (lo trước, vui sau). Sinh ra và lớn lên, được chứng kiến nhiều cảnh đảo điên, vui buồn sướng khổ của xã hội các triều đại Trần, Hồ, Lê, và điều đó phản ánh khá rõ trong thơ chữ Nôm, chữ Hán của ông. Hồn thơ trong “Quốc âm thi tập” có thể coi là một nét của hồn dân tộc. Mỗi hình tượng thơ, mỗi thể loại thơ, mỗi câu chữ ông dùng đều bộc lộ ý tưởng sáng tác, mang dấu ấn riêng, đậm chất dân gian.
Điểm nổi bật nhất về mặt hình thức của “Quốc âm thi tập” là việc ông sử dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc. Nhiều quán ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao được dùng khá linh hoạt, như: đôi ba khóm, sừng qua tai, quanh co ruột ốc, gần mực thì đen gần đèn thì sáng, no ăn no mặc… Đó là thứ ngôn ngữ của người lao động được ông gọt giũa, cách điệu hoá và nâng lên để diễn đạt những ý tưởng cô đúc, nhuần nhị.
Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn no mặc bởi hay làm
(Bảo kính cảnh giới - bài 46)
Hay là câu:
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp
Đen gần mực, đỏ gần son
(Bảo kính cảnh giới- bài 21)
Về niêm luật, trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi còn có hiện tượng viết khác quy cách niêm luật thơ Đường đặc biệt dễ thấy và cũng rất phổ biến: dùng câu 6 tiếng xen với câu 7 tiếng trong bài thơ bát cú cũng như tứ tuyệt. Nhiều bài chỉ dung 1, 2 câu 6 tiếng nhưng cũng có một số ít bài dùng tới 7 câu 6 tiếng xen một câu 7 tiếng. câu 6 tiếng có khi ở dòng đầu, có khi lại được bố trí ở giữa hay cuối bài. Đây hẳn không phải là điều vô tình vì có tới non ¾ bài trong Quốc Âm thi tập, tác giả dùng lối pha câu lục ngôn với câu thất ngôn này. Đặng Thai Mai nhận xét: Đây là một điểm đáng chú ý. Trong kĩ thuật viết thơ của Nguyễn Trãi rõ ràng có sự cô gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, trong đó câu 6 tiếng dùng xen với những câu 7 tiếng, khác hẳn quy cách niêm luật thơ Đường.
Kết luận: Quốc Âm thi tập là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam. Có thể nói, Nguyễn Trãi là người đặt nền mong cho nền văn học chữ Nôm của Việt Nam.

3 – Thơ chữ Hán
Toàn bộ thơ của Nguyễn Trãi đẻ lại cho chúng ta la 105 bài, phần lớn bài thơ của Nguyễn Trãi đều bị mất mát sau vụ án Lệ Chi Viên. Mãi đến năm 1467, Lê Thánh Tông mới nhận định: Lòng Ức Trai sang như sao Khuê, và đã làm một việc đầy ý nghĩa là cho sưu tầm văn thơ của Nguyễn Trãi. Tiêu biểu là bộ Ức Trai thi tập
Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi về hình thức khá đơn giản, phần lớn là các bài thất ngôn bát cú, như các bài: Ký hữu (Gửi bạn), Mạn hứng, Oan thái ( Than nỗi oan)… Ngoài ra còn có một số ít là ngũ ngôn bát cú như: Du sơn tự ( Chơi chùa núi), Dục Thúy sơn ( Núi Dục Thúy)… và thất ngôn tứ tuyệt như: Mộng sơn trung ( Chiêm bao trong núi), Vãn lập ( Buổi chiều đứng), Đề Đông Sơn tự ( Đề chùa Đông Sơn)…
Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi đều theo Đường luật niêm, luật, vần rất nghiêm chỉnh, câu chữ đối nhau rất cân xứng như:
Về thơ ngũ ngôn:
Nhật mộ viên thanh cấp
Sơn không trúc ảnh trường
( Chơi chùa núi)
Nghĩa là : Trời chiều tiếng Vượn gắt
Núi trọi bóng trúc dài
Về thất ngôn:
Đỗ lão hà tằng vong vị Bắc
Quản ninh do tự khách Liêu Đông
( Gửi bạn)
Nghĩa là: Đỗ Lão khi nào quên vị Bắc
Quảng Ninh vẫn ở mãi Liêu Đông
Nội dung 105 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi chan chứa suy tư của một người yêu cuộc sống, tích cực vào đời, muôn đem sức mình ra gánh vác viêc đời nhưng gặp nghịch cảnh, phải ngồi không gọi là nhàn tản, nhưng không thấy vui được nhàn tản. có vui cũng chỉ là vui trong chốc lát , những suy tư ấy cũng là những suy tư chúng ta gặp trong thơ Quốc Âm thi tập của ông; có điều, với những bài thơ chũa Hán, có thể tìm ra được cái mốc về thời gian, về sự việc để theo dõi, tránh điều suy diễn. Nhóm 2 thân gửi!!!
nguoitot Surprised Surprised Surprised

Về Đầu Trang Go down
 

Nguyễn Trãi (1380-1442)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Nguyễn Trãi (1380-1442)
» Cho tôi một vé đi về tuổi thơ- Nguyễn Nhật Ánh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VIỆT NAM HỌC :: Your first category :: GÓC HỌC TẬP :: TÀI LIỆU-